Phạm vi ứng dụng vật liệu nhẹ Xốp EPS trong Xây Dựng.
Với đặc trưng của vật liệu nhẹ có khối lượng thể tích vào khoảng 1 - 70% so với đất hoặc đá. Do đó, có
nhiều loại vật liệu nhẹ khác nhau được sử dụng, bao gồm vật liệu có khả năng chịu nén như: Xốp,
bê tông bọt và vật liệu dạng hạt xỉ lò, tro bụi, gốm nở... Hiện nay, vật liệu được sử dụng phổ biến hơn cả là xốp polystyrene nở, với ưu điểm dễ gia công, bảo quản và có khối lượng thể tích thấp. Trong đó, vật liệu nhẹ EPS (Expanded Polystyrene) có khối lượng thể tích chỉ bằng 1% ~ 2% so với đất, đá hoặc bê tông, đồng thời có thể chịu được ứng suất nén lớn.
Khả năng ứng dụng tại Việt Nam
Với đặc tính của vật liệu nhẹ EPS kể trên, nhận thấy khả năng ứng dụng giải pháp EPS trong xây dựng công trình trên nền đất yếu tại Việt Nam là khả thi. Việc sử dụng EPS thay thế cho vật liệu đắp thông thường sẽ giúp giảm tải trọng công trình, hạn chế được sự gia tăng ứng suất hữu hiệu trong đất, từ đó giảm, thậm chí có thể loại bỏ được độ lún của nền.
Khi ứng suất hữu hiệu tác dụng lên đáy khối móng lớn hơn ứng suất hữu hiệu do cột đất tạo ra, thì khối móng sẽ xuất hiện hiện tượng lún. Nếu ta thay thế khối đất trong lòng móng bằng vật liệu nhẹ thì EPS gây nên ứng suất hữu hiệu tương đối nhỏ. Nếu thiết kế chiều sâu móng một cách thích hợp thì ứng suất tác dụng lên đáy khối móng xấp xỉ bằng ứng suất hữu hiệu do cột đất gây ra. Trong trường hợp này sẽ không xảy ra hiện tượng lún hoặc độ lún rất nhỏ.
Như vậy, với các công trình sử dụng phương pháp móng nổi hoặc công trình bị hư hại do khối đất trong lòng gây lún ta có thể thay thế khối đất này bằng vật liệu EPS nhằm làm giảm tải tác dụng lên đáy móng, qua đó, có thể làm giảm hoặc dừng hẳn hiện tượng lún của công trình.
Trong thời gian thi công nền đường bằng đất đắp, tải trọng tác dụng lên nền đất tăng dần nên độ lún tăng nhanh, sau khi thi công xong tải trọng không đổi lúc này chỉ còn độ lún từ biến. Tùy theo cấu trúc đất nền mà độ lún trong thời gian lún từ biến là lớn hay nhỏ, tiến hành dỡ bỏ toàn bộ khối đất đã thi công, lúc này ứng suất bằng 0. Nếu ta thay thế vật liệu đắp là EPS, tải trọng của nền đường tác dụng lên nền đất chỉ do lớp cấu tạo mặt đường gây ra và tải trọng này nhỏ hơn hẳn tải trọng do khối đất gây ra, độ lún sinh ra nhỏ hơn so với dùng vật liệu đất đắp.
Sau đây là một số đề xuất ứng dụng vật liệu EPS trong xây dựng công trình tại Việt Nam
Với địa hình sườn đồi dốc, đèo dốc, địa hình phức tạp.
Sử dụng EPS thay cho đất đắp sau mố trụ Cầu.
Sử dụng EPS cho công trình đường bộ (tường hai mặt)
Sử dụng EPS thay thế cho đất đắp nền đất yếu.
Sử dụng EPS đắp trên các công trình ngầm.
OKASAN LIVIC VIETNAM CO., LTD.
BÙI THẾ PHƯƠNG
Tel: 0979080510
4F, B&L Tower 119-121 Ung Van Khiem, Ward 25, Binh Thanh Dist. HCMC.